FAO in Viet Nam

Phân tích và giám sát chính sách chăn nuôi tại Việt Nam

16/05/2018

Hà nội, Việt Nam.  Trong một số thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về xóa đói giảm nghèo, có được thành tựu này phải kể đến đóng góp rất lớn của ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2017 đạt gần 3%, trong đó chăn nuôi là lĩnh vực trăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, hiện nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, an toàn và đồng đều, khó khăn liên quan đến dịch bệnh, và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do chất thải chăn nuôi từ các cơ sở chăn nuôi cũng như chế biến quy mô lớn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực tìm hiểu và quản lý thay đổi trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung song cho đến nay vẫn chưa đủ. Thiếu dữ liệu đầy đủ và phù hợp, thiếu phân tích và hệ thống đánh giá/giám sát chính là trở ngại rất lớn để có thể đưa ra được chính sách phù hợp. Dự án này được thiết kế nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho phát triển hệ thống cũng như công cụ phân tích và giám sát, và để thực hiện một mô hình thí điểm trên cơ sở một số hệ thống sản xuất phù hợp.

DỰ ÁN ĐÃ LÀM ĐUỢC GÌ?

Dự án TCP/VIE/3501 "Xây dựng Hệ thống Phân tích và Giám sát Chính sách Chăn nuôi" đã nâng cao năng lực thiết kế, thực hiện và mở rộng hệ thống phân tích và giám sát chính sách chăn nuôi, giúp đưa ra chính sách tốt hơn trên cơ sở đánh giá chi tiết tác động xã hội, kinh tế, y tế và môi trường của từng chính sách, chương trình và dự án trong và ngoài MARD. Dự án đã phát triên một cơ sở giám sát; xây dựng và thí điểm tài liệu hướng dẫn và bộ chỉ số tại 240 cơ sở sản xuất (hộ gia đình và trang trại) ở 5 tỉnh. Trong khuôn khổ dự án cũng đã tổ chức một chuyến tham quan học tập tại Pháp để nâng cao nhận thức về hệ thống giám sát chăn nuôi. 20 cán bộ quản lý, nghiên cứu và giảng dạy đã được trang bị một công cụ phân tích xây dựng dữ liệu mới để đánh giá yếu tố tác động tới hiệu quả kinh tế của chăn nuôi. Dự án đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ MARD tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng giá sản phẩm chăn nuôi vào cuối năm 2017 thông qua một nghiên cứu sâu về chính sách và cơ chế đối với lĩnh vực chăn nuôi. Báo cáo tóm tắt về chính sách đã được trình MARD để xem xét và thể chế hóa.

TÁC ĐỘNG

Dự án đã góp phần tăng cường hoạt động giám sát chăn nuôi của nhà nước và cung cấp dữ liệu cần thiết cũng như tổ chức tập huấn để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định trong lĩnh vực chăn nuôi. Dự án cũng giúp xây dựng được quan hệ đối tác lâu dài giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan và diễn đàn quốc tế. Vấn đề giới được coi là trọng tâm của tất cả các hoạt động cũng như đối tác trong dự án.

HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Xây dựng nhóm chuyên gia tư vấn chăn nuôi.
Xây dựng đề xuất cải tiến hệ thống giám sát chăn nuôi.
Tổ chức tập huấn cho 20 cán bộ về phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình, truyền thông và quản lý hệ thống phân tích cũng như giám sát chính sách.
Tổ chức chuyến tham quan Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Pháp, 5 ngày cho 1 cán bộ.
Tiến hành nghiên cứu chính sách và trình kết quả lên MARD.
Xây dựng mô hình thí điểm hệ thống giám sát chăn nuôi, thu thập dữ liệu của 240 cơ sở chăn nuôi của 5 tỉnh và thí điểm phân tích dữ liệu.
Tiến hành điều tra 34 656 cơ sở chăn nuôi ở 2 huyện, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất cho Tổng cục Thống kê.

THÔNG TIN CHÍNH

Tổng số vốn : 299 000 USD
Thời gian thực hiện : 4/ 2015 – 12/ 2017
Nhà tài trợ : FAO
Cơ quan thực hiện : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD)
Đối tượng thụ hưởng : Các đơn vị của MARD chịu trách nhiệm chính về giám sát thực hiện Chiến lược Phát triển Chăn nuôi đến năm 2020.

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ :

- Văn phòng FAO Việt Nam, email [email protected]
- Mr. Vinod Kumar Ahuja (Trưởng nhóm kỹ thuật), email [email protected]