FAO in Viet Nam

Bóng tối COVID-19 làm u ám tình hình an ninh lương thực của Đông Nam Á

06/05/2020

Bangkok, Thai land. Do tình hình COVID-19 vẫn tiếp tục đe dọa đến tính mạng và sinh kế của hàng triệu người dân ở khu vực Đông Nam Á nên hiện đang dấy thêm quan ngại về tình trạng về lâu dài của các hệ thống thực phẩm trong tiểu khu vực này – một ma trận phức tạp gồm nông dân, ngư dân, người lao động, lái xe, kho lạnh, nhà chế biến thực phẩm, người bán lẻ và người tiêu dùng.
 
Từ các chợ nhỏ tại thôn bản đến chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn ở thành phố đông dân như Bangkok, Manila và Jakarta, thực phẩm có vẻ như được cung ứng đầy đủ và tình trạng mua sắm hỗn loạn ban đầu đã lắng xuống. Trong thực tế, phần lớn các nước đều đã công nhận cần phải duy trì chuỗi cung ứng thực phẩm và nông sản mở, và đã có hành động để đạt được mục tiêu này.
 
Tuy nhiên, tác động của phong tỏa và gián đoạn dòng lưu thông tự do các mặt hàng khác và dịch vụ khác – cùng với thiếu lao động – đã đẩy bóng ma đứt gãy lâu dài hơn vào cuộc sống hàng ngày, sinh kế và tiền mặt trong tay. Điều này có làm cho thực phẩm bị trên đồng ruộng bị hư hỏng không? Liệu có đủ thực phẩm không? Liệu giá thực phẩm có tăng mạnh không, có gây ảnh hưởng nhiều hơn tới người nghèo và người yếu thế không? Những bất trắc này là nguyên chính gây ra quan ngại.
 
Phối hợp để tìm ra câu trả lời và con đường tiến lên phía trước
 
Để hiểu rõ hơn thực trạng hệ thống thực phẩm của chúng ta trong tình hình COVID-19 và dự đoán tác động hiện tại cũng như tương lai đối với hệ thống thực phẩm ở Đông Nam Á, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI) đã tổ chức một hội thảo trực tuyến với chủ đề “Tương lai của các Hệ thống thực phẩm tại khu vực Đông Nam Á sau dịch COVID-19.”
 
Hội thảo trực tuyến này đã xem xét những thách thức đối với hệ thống thực phẩm của khu vực trong dịch COVID-19, tương lai của các hệ thống thực phẩm tại Đông Nam Á sau dịch, và thảo luận các biện pháp tiềm năng để bảo vệ các hệ thống thực phẩm.
 
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Tiến sĩ Dr. Matthew Morell, Tổng Giám đốc của IRRI, đã nhấn mạnh tác động của cuộc khủng hoảng đối với các nhóm dân cư dễ tổn thương nhất. “Mọi người cảm nhận được cuộc khủng hoảng này ở nhiều nơi song mức độ cảm nhận không giống nhau. Tác động của trận đại dịch này gây ra nhiều mối đe dọa trước mắt cho sức khỏe của cộng đồng hiện đang còn phải vật lộn với nạn đói và sinh kế của các nhóm dân cư dễ tổn thương, bao gồm cả nông dân.”
 
Bên cạnh các diễn giả của FAO và IRRI, sự kiện trên đã giúp gắn kết chuyên gia nông nghiệp từ nhiều cơ quan trong khu vực, trong đó có Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Grow Asia.
 
Các diễn giả nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu sáng tạo để phát triển, đầu tư cho các hệ thống nông nghiệp, và thực hiện các biện pháp chính sách dựa vào bằng chứng để bảo vệ các hệ thống thực phẩm trong và sau trận dịch nhằm đảm bảo khả năng chống chịu. Song trên tất cả, phối hợp chính là chìa khóa của thành công.
 
“Chúng ta rất cần hình thức phối hợp này để chúng ta cùng nhau phấn đấu nhằm đạt được những đổi mới cần để vượt qua những thách thức đối với hệ thống thực phẩm của chúng ta. Tất cả chúng ta cần phải chung tay,” ông Jong-Jin Kim, Phó Trưởng đại diện thường trực, Văn phòng FAO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phát biểu. “FAO có lịch sử hợp tác lâu dài với nhiều đối tác phát triển: chính phủ, viện nghiên cứu, học viện, khu vực tư nhân, NGO và tổ chức quốc tế, và thông qua hợp tác này chúng tôi sẽ tự tin phấn đấu hơn nữa nhằm đạt được tất cảc Mục tiêu Phát triển bền vững.”
 
Giảm thiểu tác động đối với người sản xuất quy mô nhỏ và người dễ tổn thương nhất
 
Bên cạnh nhiều thách thức chính, diễn giả tại hội thảo cũng thảo luận nhiều tác động tới nhiều nhóm dân cư trong xã hội: người sản xuất thực phẩm ở trình độ sơ cấp, chẳng hạn như nông dân sản xuất quy mô nhỏ và những người không có thu nhập trong thời gian dài, cả ở nông thôn và thành thị.
 
Hội thảo trực tuyến này cũng xem xét một số cách thức mà các nước có thể hỗ trợ nông dân sản xuất quy mô nhỏ và những đối tượng khác, đặc biệt là những người sống ở nông thôn và thành thị đã bị mất việc làm. Có ý kiến cho rằng, về ngắn hạn, tình trạng thiếu cơ hội tiếp cận do kinh tế này đối với thực phẩm là một thách thức lớn cần được giải quyết. Điều này có thể có nghĩa là trong một số trương hợp phải giải ngân tiền mặt, và trong một số trường hợp khác phải phát thực phẩm miễn phí. Đại biểu tham dự hội thảo cũng lưu ý rằng chính phủ, khu vực tư nhân và cá nhân đã cố gắng hỗ trợ những người đang gặp khó khăn song vẫn cần nỗ lực hơn nữa.
 
Đảm bảo cung ứng sản phẩm an toàn và đủ dinh dưỡng
 
Gạo là lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới, song phần lớn lượng gạo cung ứng cho toàn cầu lại đang được sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ tại Đông Nam Á. Trong năm 2018, sản lượng gạo ở Đông Nam Á đạt trên 200 tiệu tấn. Mặc dù cả FAO và Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) đã lên kế hoạch đủ trữ lượng gạo cho từ nay đến hết 2020 ở toàn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương song các biện pháp hiện cần để khống chế hơn nữa bùng phát COVID-19 có thể cũng gây ra nhiều gián đoạn cho các chuỗi cung ứng quan trọng của an ninh lương thực.
 
Trong Tuyên bố của các Bộ trưởng Nông-Lâm nghiệp ASEAN về Ứng phó với virus corona (COVID-19) nhằm đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phâm và dinh dưỡng tại ASEAN  có nêu: “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp, và sẽ phấn đấu để đảm bảo những sản phẩm thiết yếu, an toàn và đủ dinh dưỡng có thể tiếp tục đến được các thị trường ASEAN trong bối cảnh dịch COVID-19”.