FAO in Viet Nam

FAO và lễ kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập của mình

10/10/2015

Chung tay chống đói nghèo

Khi FAO tiến hành công trình Khảo sát Tình trạng Lương Thế giới lần thứ tư của mình vào năm 1977 về tình hình đói và suy dinh dưỡng trên toàn thế giới, bức tranh tổng thể cho thấy tình tình thật đáng buồn: 10 đến 15% dân số thế giới thiếu dinh dưỡng và 50% chịu cảnh đói hay suy dinh dưỡng hay cả hai. Bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt do nạn nghèo, đói, và suy dinh dưỡng gia tăng, các nước đang phát triển vẫn chiến đấu một cách thật kiên cường: họ bắt đầu cân nhắc ý tưởng hợp tác với nhau để cùng tự túc. Đó là thời điểm có rất nhiều hy vọng, khi các nước đang phát triển sau khi giành được sự độc lập về chính trị, quyết tâm hành động vì sự độc lập về kinh tế của mình. Hội nghị Thế giới về Cải cách Ruộng đất và Phát triển Nông thôn (WCARRD) được tổ chức vào cuối những năm 1970 là cơ hội cho nhiều nước đang phát triển tiếp tục phát huy ý tưởng này.

Đồng thời, LHQ bắt đầu nhận thấy rằng nếu các nước đang phát triển có chung một cách tiếp cận trong việc tìm ra cách giải quyết các vấn đề về lương thực mà họ cùng đối mặt thì sẽ đem lại những kết quả tốt hơn vì các quốc gia này có điều kiện kinh tế-xã hội tương tự nhau. Tăng cường hợp tác kỹ thuật giữa các nước này có tầm quan trọng thiết yếu trong việc đạt được các mục tiêu của họ. Kế hoạch Hành động 1978 , nhằm xúc tiến và thực hiện hợp tác kỹ thuật giữa các nước đang phát triển (TCDC), cho biết chi tiết những thay đổi lớn trong cách tiếp cận hỗ trợ phát triển, và là hướng dẫn cho hành động tiếp theo của FAO trong những lĩnh vực này. Tuy các nước đang phát triển bắt đầu chia sẻ kiến thức kỹ thuật với nhau và ghi nhận được những bước cải tiến trong cộng đồng của mình, LHQ vẫn nhận thức được rằng các nước này còn xa mới đạt được an ninh lương thực. FAO vẫn cần tiếp tục theo dõi và cung cấp thông tin kịp thời, đáng tin cậy về những nước đang cần cứu trợ khẩn cấp về lương thực để chính phủ các nước và cộng đồng quốc tế có thể tiến hành các hành động cần thiết. Một công cụ được thành lập trong thời kỳ đó đáng được ghi nhận là Hệ thống Thông tin và Cảnh báo Sớm Toàn cầu của FAO cho Lương thực và Nông nghiệp, ra đời năm 1977.

Tác động của khủng hoàng kinh tế thập kỷ 1970 đến nông nghiệp có tính tàn phá vì nông nghiệp đã thụt lùi rất xa. Điều này có nghĩa là FAO, chính phủ các nước, và các cơ quan tài trợ phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực khác nhau để xóa đói và để huy động sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng. Ý tưởng về một hành động chung mà với nó, chính phủ các nước, các tổ chức, các nhóm, và các cá nhân cùng chung tay theo đuổi một lập trường chung chống lại sự bất công khi có hàng trăm triệu người trên thế giới bị chối bỏ quyền có lương thực đã nhận được sự ủng hộ của đại gia đình LHQ, và sự ủng hộ này đã lên đến đỉnh điểm với việc thành lập Ngày Lương thực Thế giới vào năm 1981.

Xây dựng Thủy lợi Quy mô Nhỏ Tốt hơn
FAO luôn tích cực xúc tiến các kỹ thuật nông nghiệp thích hợp, trong đó có thủy lợi, để hỗ trợ và cứu trợ những cộng đồng chịu ảnh hưởng của các cú sốc hay khủng hoảng bất ngờ.

Các cú sốc do nguyên nhân khí hậu lặp đi lặp lại tại Nam Phi và Ấn Độ Dương luôn tác động tiêu cực đến sinh kế và hoạt động kinh tế vốn rất nhạy cảm của các cộng đồng địa phương, làm xói mòn khả năng phục hồi hoàn toàn của họ trước cú sốc và làm tăng khả năng dễ bị thương tổn của họ trước các thảm họa tiếp theo.

Đây cũng là lý do tại sao, trong thập kỷ tồn tại thứ tư của mình, FAO đã dành mối quan tâm lớn hơn cho việc xây dựng các công trình thủy lợi quy mô nhỏ, xem đây là cách hấp dẫn giúp tái tạo sản xuất và thu nhập, đồng thời giúp nâng cao đáng kể khả năng phục hồi cho cư dân địa phương để họ có thể vượt qua các sự cố khẩn cấp tiếp theo.

Các công trình thủy lợi quy mô lớn, mặc dù có tầm quan trọng riêng, đòi hỏi thời gian thai nghén đặc biệt lâu dài và vốn đầu tư khổng lồ. Chúng cũng có tính yêu cầu cao về mặt quản lý, tập huấn cho nông dân, và chi phí bảo trì. Tuy các dự án thủy lợi quy mô nhỏ có tác dụng hạn chế hơn rất nhiều, nhưng có thể thực hiện nhanh hơn nhiều và nhanh chóng đem lại kết quả như giúp tăng sản lượng lương thực cho nông dân cũng như khả năng phục hồi của họ trước những hiểm nguy trong tương lai, đồng thời tạo cơ hội việc làm bền vững cho họ. 

Khai thác nguồn lợi hải sản để giảm đói
Khi FAO mới được thành lập, nguyên tắc tự do trên biển được hiểu là biển cả dành cho tất cả mọi người và không thuộc trách nhiệm của riêng ai. Trong những năm tiếp theo, FAO nhận thấy rằng việc khai thác nguồn lợi chưa được tận dụng này có thể giúp giảm đói cho rất nhiều cộng đồng canh tác ở các khu vực kém phát triển.

Nhờ ở những tiến bộ đáng kể về công nghệ, sản lượng cá trên thế giới đã tăng hơn bốn lần từ thập kỷ 1940 đến giữa thập niên 1970. Thành công cũng tiềm ẩn những hiểm họa, và trong trường hợp này là sự phát triển rộng khắp không được kiểm soát, mà chủ yếu là bởi các quốc gia công nghiệp hóa, dẫn đến tình trạng khai thác quá mức nhiều trữ lượng cá có giá trị. Đến giữa thập kỷ 1970, tổng sản lượng cá của thế giới đã bắt đầu chững lại.

Đối với các nước đang phát triển, tình hình lại khác. Nhiều nước không có năng lực hưởng lợi từ nguyên tắc tự do trên biển. Tình hình còn tệ hơn khi họ để các đội tàu nước ngoài tự do đánh bắt cá gần bờ biển của họ. Vấn đề này được nêu ra tại các diễn đàn quốc tế, và sau nhiều cuộc thảo luận, được đơn phương đồng ý rằng một quốc gia ven biển có thẩm quyền pháp lý đối với nguồn lợi hải sản nằm trong vùng biển thuộc phạm vi 200 dặm hướng ra biển. Điều này nằm trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, là cơ hội cho việc quản lý nguồn lợi quý báu này một cách đúng đắn.

Hội nghị Quản lý và Phát triển Nghề cá của FAO được tổ chức năm 1984 tại Rome, là hoạt động lớn đầu tiên tiếp theo quy ước cho các đại dương trên thế giới nói trên, có kèm theo chiến lược hành động, và đượcmô tả là “hiến chương của thế giới cho nghề cá’.

Vì các nước đang phát tiển phấn đấu tăng thị phần của mình trong thị trường thương mại hải sản và sản phẩm hải sản, FAO đã thiết lập nên các dịch vụ cung cấp thông tin thị trường hải sản theo khu vực.

Đẩy mạnh Chăn nuôi Gia súc
Trong những năm 1960, các nhà hoạch định chính sách chủ yếu tập trung vào trồng trọt mà bỏ qua việc phát triển đàn gia súc của mình. Mười năm tiếp theo, do thu nhập của người dân tăng lên, nhu cầu cho sản phẩm chăn nuôi cũng tăng lên nhanh chóng. Mức tiêu thụ đạm động vật trung bình tại các nước đang phát triển, gồm cả thủy sản, tăng thêm 20%. Trọng tâm của FAO chuyển sang việc kiềm chế và phòng ngừa dịch bệnh và tập trung vào công nghệ để tăng sản lượng chăn nuôi. Cách thức để làm được điều này là cải thiện giống và thức ăn trong chăn nuôi gia súc.