FAO in Viet Nam

Đẩy mạnh phòng chống và hướng tới xóa bỏ bệnh dại năm 2020

11/04/2016

 

Ai?

Trung tâm Phòng chống Khẩn cấp Dịch bệnh Động vật Xuyên biên giới (ECTAD) thuộc tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc

Phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam

Cái gì?

Xây dựng Chương trình quốc gia khống chế và loại trừ bệnh dại giai đoạn

2016-2020

Ở đâu?

Hà Nội, Việt Nam

Khi nào?

24-25 tháng 2 năm 2016

Tại sao?

Hoàn thành mục tiêu loại trừ bệnh dại ở người đến năm 2020 của ASEAN

Như thế nào?

Thông qua hội thảo tham vấn với sự tham gia của Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ((DAH-MARD), Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế (GDPM-MOH), Viện Vệ sinh và Dịch tễ Trung tương (NIHE), chuyên gia thú y của FAO từ Văn phòng khu vực phụ trách châu Á Thái Bình Dương, USCDC, các Cơ quan Thú Y vùng (RAHOs), các Viện Vệ sinh dịch tễ khu vực, Chi cục Thú y và Trung tâm y tế dự phòng đến từ12 tỉnh nơi có số ca mắc và ổ dịch dại cao.

Bệnh dại, một loại bệnh do vi rút gây tử vong cho cả động vật và con người, tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe và sinh kế của người dân tại Việt Nam. Theo một báo cáo của MOH, trong vòng 5 năm qua từ 2011-2015, mỗi năm có khoảng 400.000 người bị chó nghi mắc dại cắn và khoảng 90 người tử vong do bệnh dại hàng năm. Hầu hết các ca bệnh dại ở người là từ chó lây sang, do vậy đòi hỏi sự tham gia liên ngành của cả hai ngành y tế và thú y,  FAO ECTAD Việt Nam phối hợp với WHO Việt Nam đã rất tích cực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam ngăn ngừa và kiểm soát bệnh dại ở động vật và sự lây nhiễm sang người.

Tháng 2/2016, FAO ECTAD Việt Nam đã phối hợp với Cục Thú Y tổ chức Hội thảo tham vấn nhằm xây dựng và hoàn thiện Chương trình quốc gia Phòng chống và Loại trừ Bệnh dại giai đoạn 2016-2020. Hội thảo giới thiệu công cụ “Phương pháp tiếp cận bậc thang hướng tới xóa bỏ bệnh dại” (SARE) của FAO và Liên minh toàn cầu phòng chống bệnh dại (GARC). Công cụ giúp xác định các  khoảng trống trong công tác ngăn ngừa và phòng chống bệnh dại. Với các bài học rút ra được từ Chương trình Quốc gia giai đoạn 2011-2015 và các mô hình thí điểm ngăn ngừa và phòng chống bệnh dại do FAO Việt Nam ECTAD hỗ trợ, chương trình mới với mục tiêu xóa bỏ bệnh dại ở người đến năm 2020 và tập trung thực hiện 6 giải pháp: (a) Phối hợp liên ngành một sức khỏe;(b) Giải pháp văn hóa - xã hội; (c) Công tác truyền thông; (d) Giải pháp chính sách và thể chế; (e) Vận động nguồn lực; (f) Hợp tác quốc tế.

Tiến sĩ Pawin Padungtod, Điều phối viên Kỹ thuật Quốc tế của FAO ECTAD Việt Nam phát biểu: “Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy rằng các hoạt động của FAO ECTAD Việt Nam như các mô hình ngăn ngừa và phòng chống bệnh dại Một Sức khỏe và rất nhiều chiến dịch truyền thông đã có tác động đến Chương trình quốc gia mới giai đoạn2016-2020. Các báo cáo của DAH và các tỉnh cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại ở chó đã tăng từ 37% năm 2011 lên 46% năm 2014 và điều trị sau phơi nhiễm ở người cũng tăng lên. Đây là những thành công chính của chương trình phòng chống bệnh dại quốc gia. FAO và WHO sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam nhằm đạt mục tiêu không còn người chết do bệnh dại vào năm 2020”.