FAO in Viet Nam

5 August 2016, an award ceremony was held in light of the 7th General Assembly of Asian Farmers' Association for Sustainable Rural Development (AFA) at the Viet Nam Farmers’ Union building. This day, Jong Ha Bae, the Country Representative of Food and Agr

21/07/2016

Với việc toàn cầu hóa đang trở thành điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày, sự di chuyển của con người và các sản phẩm động vật ngày càng trở nên sôi động với nhịp điệu nhanh. Các mầm bệnh, theo sự di chuyển của các vật chủ xâm nhập vào các môi trường mới và nhanh chóng thích nghi, làm tăng nguy cơ đối với hệ sinh thái trong việc ứng phó với các mối đe dọa đại dịch tiềm ẩn. Chính vì vậy, với sự hỗ trợ tài chính từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), một Mạng lưới giám sát cúm theo ngành dọc (LISN) đã được đề xuất để triển khai thử nghiệm tại Việt Nam, với sự hỗ trợ kỹ thuật của FAO và WHO.

Trong hai ngày 20-21/7, Trung tâm Phòng chống Khẩn cấp dịch bệnh Động vật Xuyên biên giới của FAO Việt Nam (ECTAD) và Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam đã hỗ trợ khai mạc “Hội thảo khởi động về Giám sát phối hợp đối với bệnh cúm và các vi rút có nguy cơ gây đại dịch khác (LISN)” tại Hà Nội, đây là một hoạt động thử nghiệm theo khuôn khổ LISN. Hội thảo đồng tổ chức với Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế (GDPM-MOH) và Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (DAH-MARD) nhằm mục đích giới thiệu khái niệm giám sát phối hợp giữa ngành y tế, động vật nuôi và động vật hoang dã. LISN được xây dựng với mục đích giảm nguy cơ và tác động của các mối đe dọa đại dịch mới nổi, áp dụng phương pháp Một Sức khỏe (One Health-OH) thông qua việc giám sát vi-rút cúm A và các mối đe dọa đại dịch khác trong đàn vật nuôi, động vật hoang dã và con người tại các điểm tiếp xúc chung.

Các đại biểu tham dự hội thảo gồm các đối tác là lãnh đạo cấp trung ương, cấp vùngvà cấp tỉnh và các đối tác từ ngành y tế và thú y/động vật hoang dã. Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và nhất trí về vai trò và trách nhiệm của từng bên đối tác thực hiện. Hơn thế nữa, một kế hoạch công tác cũng đã được xây dựng cho giai đoạn từ 8/2016 đến 9/2017. Trong giai đoạn này, LISN sẽ được triển khai thử nghiệm tại hai tỉnh là Đồng Tháp và Quảng Ninh.

Điều khiến công tác giám sát phối hợp đối với bệnh cúm và các vi rút có nguy cơ gây đại dịch khác trở nên đặc biệt chính là việc nó được được xây dựng trên cơ sở các nguồn lực và các mạng lưới hiện có, nâng cao một cách cơ bản tính thực tiễn và sự hiệu quả của hai ngành y tế và thú y. LISN không phải là một sáng kiến giám sát mới và nó được đặc biệt xây dựng trên cơ sở các cơ sở hạ tầng hiện có để có thể tiếp tục duy trì hoạt động mà không cần sự hỗ trợ của các nhà tài trợ trong tương lai.

Trong khuôn khổ Giám sát phối hợp đối với bệnh cúm và các vi rút có nguy cơ gây đại dịch khác, Cục Thú y sẽ sử dụng các mẫu bệnh phẩm gia cầm và lợn thu thập được qua các chương trình giám sát hiện có tại Việt Nam để giám sát và mô tả đặc điểm các vi-rút cúm và các mầm bệnh có khả năng gây đại dịch khác. Sau đó, Cục Thú y sẽ chia sẻ các kết quả giám sát động vật nuôi với các đối tác giám sát trong ngành y tế và động vật hoang dã để xác định các mối quan hệ tiềm năng với các vi-rút đang lưu hành ở người, động vật nuôi và động vật hoang dã và có thể mở rộng việc mô tả đặc điểm các vi rút cúm phát hiện được ở người và động vật, xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm hiện có để tìm các vi rút khác có khả năng lây lan hoặc gây đại dịch. Kết quả thu được sẽ được chia sẻ cho các ngành để phục vụ phân tích tình hình và đánh giá rủi ro chung nhằm phát triển chính sách phòng chống dịch bệnh trong tương lai.

Ông Pawin Padungtod, Điều phối viên Kỹ thuật Cao cấp của FAO ECTAD Việt Nam phát biểu: “An ninh sức khỏe là mục tiêu quan trọng nhất mà chúng tôi phấn đấu đạt được và sự phối hợp của các ngành y tế, thú y và môi trường trong chương trình giám sát phối hợp này có thể nâng cao tính hiệu quả trong công tác phát hiện, ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh của tất cả các ngành. Với năng lực, các hệ thống và mối quan hệ chặt chẽ hiện có giữa tất cả các đơn vị tham gia vào các hoạt động giám sát của cả Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển quốc tế, tôi tin tưởng rằng tất cả chúng ta có thể đóng góp cho an ninh sức khỏe của Việt Nam và toàn cầu”.